Nhờ ưu điểm diệt khuẩn mạnh mẽ lên đến 99.9%, là thiết bị chiếu sáng không thể thiếu trong tình hình dịch covit 19 đang diễn ra rất phức tạp. Vậy đèn led diệt khuẩn là gì? Cấu tạo và ứng dụng như thế nào? Chọn loại nào thì phù hợp với gia đình? nếu bạn đang quan tâm tới sức khỏe của bản thân thì đừng nên bỏ qua bài viết này nhé.
Đèn diệt khuẩn là gì? Cấu tạo và ứng dụng?
Đèn diệt khuẩn hay còn được gọi là đèn cực tím(UV) chúng cũng có cấu tạo tương tự như bóng đèn thông thường, tuy nhiên chúng sử dụng ánh sáng tia cực tím để tiêu diệt vi khuẩn trong không gian một cách tối ưu
Thuộc dòng đèn chuyên dụng, nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu từ vi khuẩn không gian sống của con người, đèn sử dụng tia UV để diệt khuẩn, thực chất tia UV( tia tử ngoại) là sóng điện từ có bước sóng ánh sáng nhìn thấy được, ví dụ ánh sáng mặt trời hay các nguồn nhân tạo khác, theo mình tìm hiểu có 3 loại sử dụng phổ biến nhất đó là UV-A, UV-B, UV-C.
Một tên gọi khác của đèn gọi là đèn cực tím diệt khuẩn, tên gọi như vậy không phải ngẫu nhiên, khả năng phát ra tia UV cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Cơ chế hoạt động đèn tia cực tím là xuyên qua màng tế bào của vi khuẩn, tiêu diệt các mầm bệnh, phá hủy các cấu trúc phân tử của chúng.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học trước đó, tia cực tím là một trong những loại ánh sáng có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới các sinh vật, nó có thể gây hại, đột biến ở người nếu như những bước sóng điện từ với ánh sáng điều chỉnh không phù hợp. Chính vì vậy đèn thường không được sử dụng riêng lẻ nhiều mà được thiết kế, trong các thiết bị điện tử như tủ lạnh, máy lọc nước nhằm loại bỏ vi khuẩn gây hại.
Cấu tạo: loại đèn này được cấu tạo gồm ống thủy tinh trụ tròn, bên trong ống thủy tinh được phủ lớp bột và hai đầu là hai điện cực âm dương trái chiều, những lò xo xoắn được tạo bởi sợi vonfram với chân đèn để kết nối điện bên ngoài.
Lòng ống huỳnh quang còn được thêm vào một ít hơi thủy ngân và khi trơ như neon nhằm tạo ra ánh sáng mu làm độ bền hai cực tăng lên, chúng có tác dụng diệt khuẩn.
Bên trong ống chứa đến 99% thủy ngân và một vài khí trợ nhằm tạo ra ánh sáng cực tím.
Cách mà chúng hoạt động
Khi kết nối dòng điện, trong ống thủy tinh sản sinh ra ion dương và âm ở hai đầu điện cực, từ đó tạo ra bức xạ tia cực tím và phát sáng ra bên ngoài.
Đèn UV có khả năng phát sáng trong thời gian lâu dài có thể đạt đến 800 – 1000 giờ, nhưng sự hoạt động và phóng năng lượng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố khác nhau từ môi trường bên ngoài.
Khả năng tác động cực mạnh đến vi khuẩn, từ đó làm biến dạng cấu trúc và diệt trừ nhanh chóng, do sự đa dạng về chủng loại.
Các dòng đèn diệt khuẩn có trên thị trường
Dựa vào cấu tạo thành phần ánh sáng của đèn có thể chia đèn UV diệt khuẩn làm 3 loại cơ bản như:
Đèn diệt khuẩn tạo ra tia UV-A
Đây là loại đèn phát ra tia tử ngoại có bước sóng bé chỉ rơi vào khoảng 400 – 315mm, tuy nhiên nếu sử dụng mắt thường thì chúng ta khó nhận biết.
Là loại tia UV nguy hiểm, khả năng phá hủy da và làm mất lượng collagen ảnh hưởng khi tiếp xúc với da.
Đèn diệt khuẩn tạo ra tia UV-B
Là loại đèn phát ra tia tử ngoại B, vùng ánh sáng nằm bên ngoài tia tử ngoại A, bước sóng của tia này 315-280mm. Chúng có thể được tạo ra ánh sáng mặt trời, khi chiếu xuống trái đất qua tầng ozon bị hấp thụ một phần. Tuy nhiên do lỗ hổng của tầng ozon nên ngày nay, lượng tia UVB gây ảnh hưởng đến con người ngày càng lớn.
Nó có ảnh hưởng xấu đến da và gây ra tình trạng gây bệnh ung thư da nếu như biết cách bảo vệ phù hợp.
Đèn diệt khuẩn tạo ra tia UV-C
Là đèn UV diệt khuẩn phát ra tia UV, bước sóng ngắn, có giới hạn từ 280nm đến 100 nm, năng lượng của loại sóng này tạo ra vô cùng mạnh mẽ, hấp thụ hoàn toàn khi ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất, với loại ánh sáng được sử dụng nhiều trong việc diệt khuẩn, không gây hại với con người. Được sử dụng trong nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật và cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc sáng tạo ra sản phẩm tích hợp ta UV-C có ảnh hưởng vô cùng quan trọng.
Đèn diệt khuẩn UV-C Philips áp suất thấp có bước sóng phát xạ ở mức 254nm có khả năng ảnh hưởng đến DNA của các sinh vật.
Một số phương pháp diệt khuẩn phổ biến
Chiếu xạ trực tiếp: đèn diệt khuẩn treo lên ở một độ cao cần thiết, đảm bảo luồng bức xạ hướng tới. người làm việc ở trong phòng bắt buộc phải có phương tiện bảo hộ như kính, quần áo, với phương pháp này ta nên sử dụng những dòng đèn diệt khuẩn, chiếu khắp căn phòng.
Diệt khuẩn bề mặt vật thể: Vi khuẩn còn dính bám trên bề mặt vật thể, do đó cũng có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với vật thể đó, diệt khuẩn đòi hỏi thời gian lâu hơn, phương pháp này ta sẽ chọn những dòng tủ diệt khuẩn là lựa chọn tối ưu nhất.
Lưu ý: khả năng chịu ảnh hưởng của tia UV của các tia UV khác nhau, môi trường của từng sinh vật khác nhau sẽ ảnh hưởng tới liều lượng bức xạ để phá hủy chúng.
Đèn phát ra tia cực tím có gây hại cho sức khỏe không
Tia cực tím có hiệu quả khi sử dụng rất cao nhưng khi sử dụng người dùng chỉ chiếu lên bề mặt không gian khử khuẩn chứ không được chiếu thẳng vào người, có thể gây bỏng da hoặc gây hại đến mắt người sử dụng, tia uv cũng được tìm thấy trong ánh sáng mặt trời với một lượng rất nhỏ.
Có nên sử dụng đèn diệt khuẩn cho không gian
Câu trả lời là “có” nếu được sử dụng ở không gian rộng, như phòng gym, nơi làm việc, bệnh viện, việc trang bị trong không gian này là điều cần thiết, vì vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi, gây hại tới sức khỏe chúng ta.
Tình hình dịch hiện nay rất phức tạm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nhiễm, chúng ta nên trang bị đèn diệt khuẩn thông minh vừa có tác dụng chiếu sáng mà còn có khả năng diệt khuẩn cho sức khỏe gia đình.
Bố trí đèn như thế nào cho hợp lý
Đặt bóng đèn ở vị trí trung tâm trong phòng để giảm thiểu trên các đồ vật bị che khuất.
Điều chỉnh thời gian phù hợp để quá trình diệt khuẩn diễn ra an toàn nhất.
Vi rrt có thể sống trên các bề mặt đến 5 ngày vì vậy những thiết bị mà còn người thường xuyên tiếp xúc hoặc sử dụng chung có thể gây nguy cơ cao, việc áp dụng quy trình khử trùng các thiết vị này hàng ngày sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo vi khuẩn tiêu diệt được.
Ứng dụng tuyệt vời của đèn UV diệt khuẩn không phải ai cũng biết
Chỉ có đèn tia UV C được ứng dụng rộng rãi bởi nhiều ưu điểm như:
Có khả năng diệt khuẩn và khử trùng cực kỳ hiệu quả, nhất là là môi trường nước và không khí, một vài trường hợp sử dụng diệt khuẩn ở các loại thực phẩm, thức ăn tươi sống.
Với khả năng tiêu diệt vi khuẩn vô cùng hiệu quả có tác dụng mạnh trên tế bào, chúng thường được ứng dụng trong việc xử lý nước diệt khuẩn. Giúp cho nước an toàn về mặt vệ sinh trước khi sử dụng cho ăn uống hoặc sản xuất máy lọc trong gia đình. Hệ thống lọc tổng sinh hoạt, dây chuyền lọc nước tinh khiết, xử lý nước cho vật nuôi.
Thương hiệu đèn diệt khuẩn được nhiều người sử dụng
Đèn diệt khuẩn Philips: Với tình hình dịch bệnh căng thẳng hiện nay thì đèn diệt khuẩn Philips là một lựa chọn thông minh cho con người, nhờ vào công nghệ tiên tiến mà sản phẩm này có thể phát ra tia UV một cách hiệu quả, giúp bề mặt được chiếu sáng sẽ được khử trùng nhanh chóng và tối ưu nhất.
Ngoài ra chúng còn tính năng như cảm biến chuyển động, chế độ hẹn giờ, một số tính năng an toàn giúp bạn tránh nhìn thấy tia cực tím, tham khảo link sản phẩm tại đây
Đèn diệt khuẩn Rạng đông: Hiểu được những lợi ích việc diệt khuẩn, rạng đông đã cho ra mắt các mẫu đèn diệt khuẩn toàn toàn mới như:
Được thiết kế 3 trong 1 đó là khử khuẩn, làm sạch không khí, chiếu sáng, tích hợp cảm biến, sử dụng đèn qua app điện thoại.
Một số còn tích hợp đèn chiếu sáng thông thường, đảm bảo tính tiện lợi, an toàn trong quá trình sử dụng.
Đèn diệt khuẩn Duhal: Bóng đèn diệt khuẩn UV Duhal sử dụng công nghệ có một lớp phủ độc đáo bên trong đèn, nên đảm bảo duy trì được chất lượng của tia UV phát ra.
Ngoài ra còn một số thương hiệu uy tín như xiaomi, điện quang tùy vào mức giá thành bạn nên cân nhắc và lựa chọn sản phẩm đúng đắn nhất cho gia đình mình.
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng đèn diệt khuẩn
Mất bao lâu để đèn diệt khuẩn trong căn phòng: hiệu quả khử trùng tùy thuộc vào thời gian khử trùng, khoảng cách và đối tượng cần khử trùng, một số dòng đèn diệt khuẩn đã tính toán sẵn thời gian diệt khuẩn ví dụ như Phòng khách: 45 phút, phòng ngủ: 30 phút, phòng bếp/ vệ sinh: 15 phút.
Sau khi đã diệt khuẩn xong, làm sao để tắt đèn an toàn: nên tính toán thời gian và nên bố trí đường điện phù hợp, một số đèn sẽ có cảm biến để phát hiện người và động vật.
Thời gian bảo hành khá lâu, 2 năm cho một chiếc đèn diệt khuẩn Philips
Thông qua bài viết trên, hi vọng bạn sẽ hiểu về đèn diệt khuẩn và có thể dễ dàng khi đưa ra quyết định khi lựa chọn, nếu có thắc mắc liên hệ ngay số hotline hoặc để chúng tôi tư vấn và báo giá phù hợp.